Thanh Hóa: nhà máy gỗ dăm trái phép “phù phép” thành có phép

Tại thôn Hào, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân mọc lên một nhà máy băm dăm gỗ trái phép, không nằm trong quy hoạch, vi phạm hành lang an toàn giao thông đã bị đình chỉ thi công, nay lại đang rục rịch “chạy” thủ tục để hoạt động trở lại, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nhà máy chế biến gỗ dăm trái phép tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân. Ảnh: Nguyễn Linh

 

nha dep 208 Thanh Hóa: nhà máy gỗ dăm trái phép “phù phép” thành có phép

 

 

Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền từ tỉnh đến huyện đã có chủ trương không khuyến khích việc cấp phép xây dựng các nhà máy chế biến gỗ dăm vì tình trạng người dân phá rừng trồng keo, thu hoạch keo non không mang lại nhiều lợi nhuận, việc tranh giành nguyên liệu gỗ keo giữa các nhà máy trên địa bàn diễn ra khốc liệt. Thế nhưng, mới đây bất chấp pháp luật, tại thôn Hào, xã Xuân Bình (khu vực giáp ranh Thanh Hóa – Nghệ An) lại diễn ra tình trạng thuê đất của người dân rồi san ủi mặt bằng, xây dựng nhà điều hành, lắp đặt máy móc, kéo điện nhằm hoạt động chui.

 

Đáng nói, việc xây dựng nhà máy băm dăm gỗ này không nằm trong quy hoạch, vi phạm hành lang an toàn giao thông, không được cơ quan chức năng cấp phép nhưng vẫn ngang nhiên xây dựng trong một thời gian dài mà không bị cơ quan nào phát hiện, đình chỉ. Mãi khi dự án gần hoàn thành, người dân phát giác phản ánh, chính quyền địa phương mới cho kiểm tra, dừng hoạt động xây dựng.

 

Theo người dân địa phương phản ánh, do việc xử lý của chính quyền địa phương quá nhẹ tay, không cương quyết, chưa yêu cầu di dời máy móc hay cưỡng chế nhà xưởng xây dựng trái phép, đã tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động trở lại.

 

Mới đây, chủ nhà máy đã đấu mối, kéo được điện từ Nghệ An sang, vệ sinh sạch sẽ nhà máy để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất. “Không biết tỉnh Thanh Hóa đã cấp phép cho nhà máy này hay chưa. Mới đây, chúng tôi thấy có đoàn về đo đạc đất đai để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp phép cho nhà máy này hoạt động. Trong khi đó, đất khu vực này không quy hoạch cho hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh. Có lẽ chính quyền đang “biến” nhà máy gỗ dăm trái phép thành có phép”, một người dân đặt dấu hỏi.

 

 

Ông Trịnh Xuân Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Bình cho biết: Khi phát hiện việc xây dựng nhà máy băm dăm trái phép, địa phương đã kiểm tra, xác định đây không phải là nơi quy hoạch cụm công nghiệp, làng nghề. Trước đó, đơn vị quản lý giao thông đã về lập biên bản việc vi phạm hành lang an toàn giao thông, đồng thời địa phương đã kiểm tra tới 3 lần, đề nghị dừng xây dựng, nhưng khi lực lượng chức năng rút thì họ lại xây dựng trộm vào ban đêm. “Về phần trạm điện, địa phương đã kiến nghị với cấp trên và huyện chỉ đạo không cho kéo điện vào cơ sở này. Nhưng đây là điểm giáp ranh giữa 2 tỉnh nên họ lại kéo điện từ Nghệ An sang”, ông Sơn cho hay.

 

Ông Lê Sỹ Nghiêm, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân khẳng định: Chưa phát hiện có việc nhà máy chế biến gỗ dăm ở xã Xuân Bình hoạt động, đồng thời gọi điện cho Trưởng Công an, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện yêu cầu kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc hoạt động của nhà máy này.

 

Ngoài ra, ông Nghiêm cũng yêu cầu Phòng Tài nguyên – Môi trường chưa được ký bất kỳ văn bản gì liên quan đến đất đai đối với nhà máy gỗ dăm trái phép này. Còn việc tỉnh cấp phép hay không thì huyện cũng chưa nắm rõ.

 

 

Theo một số chuyên gia trong ngành Xuất khẩu gỗ dăm ở Thanh Hóa, hiện nay, việc ra đời các nhà máy băm dăm gỗ đang diễn ra ồ ạt, có những điểm có phép, có những điểm không phép. Việc này dẫn tới chuyện tranh giành nguyên liệu, thậm chí mua cả cây keo non nên chất lượng gỗ dăm xuất khẩu không đảm bảo, các đối tác bắt đầu quay lưng, ép giá. Hệ lụy từ việc phát triển nhà máy chế biến dăm gỗ ồ ạt, thiếu quy hoạch bài bản đã đẩy các doanh nghiệp làm ăn chân chính vào cảnh bế tắc, có nguy cơ đóng cửa trong tương lai gần.

 

Trường hợp nhà máy gỗ dăm trái phép ở xã Xuân Bình xây dựng không đúng quy hoạch, vi phạm hành lang giao thông thì chính quyền không nên hợp thức hóa, cấp phép cho hoạt động. Bởi vì trên địa bàn huyện Như Xuân hiện đã có 4 – 5 nhà máy hoạt động ở lĩnh vực này. Nếu cấp phép không đúng quy hoạch thì đây sẽ là tiền lệ xấu, dẫn đến việc tranh giành nguyên liệu, mất an ninh trật tự rất có thể xảy ra.

 

Với sự việc nêu trên, đề nghị các cấp, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng những yếu tố cần thiết, mức độ được mất trước khi cấp phép thêm các nhà máy băm gỗ dăm mới, tránh tình trạng nở rộ một thời gian rồi lại “chết yểu”, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho các doanh nghiệp trong ngành gỗ trên địa bàn.

 

Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838

 

mua ban nha dat so3 1024x722 Thanh Hóa: nhà máy gỗ dăm trái phép “phù phép” thành có phép

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat