Những bất cập về Phí thực tập

Các trường cũng có cách tính học phí thực hành khác nhau. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM thu học phí môn thực hành và nghề nghiệp cao gấp 1,5 lần môn lý thuyết. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM không phân biệt học phí theo đơn giá tín chỉ lý thuyết hay thực hành mà quy định một mức thu chung. SV các ngành sư phạm được miễn học phí nên trường sử dụng nguồn chi ngân sách để trả luôn chi cho đơn vị hướng dẫn với khoảng trên 1 triệu đồng/SV (đợt thực tập cuối khóa) và trên 700.000 đồng/sinh viên (rèn luyện nghiệp vụ). Các ngành ngoài sư phạm trường sử dụng học phí SV đóng theo tín chỉ để chi trả chi .
 
 Những bất cập về Phí thực tập
Không có quy định về mức thu cụ thể học phí thực hành, thực tập nên mỗi trường có cách làm khác nhau dẫn đến tình trạng có những sinh viên phải đóng khoản tiền lớn gồm học phí và lệ phí thực tập.

♠ Liệu bạn có phải là Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm? Cập nhật những thông tin Tìm Việc Làm nhanh nhất để nắm bắt cơ hội!

 
Khoa Du lịch Trường ĐH Tài chính – Marketing vừa tổ chức cho sinh viên (SV) lớp 13DSK chuyến đi thực hành nghề nghiệp TP.HCM – miền Trung 7 ngày 6 đêm. Phí tham quan thực tập trường thông báo lên tới 3.850.000 đồng/SV và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của trưởng khoa này!
Trong thư gửi phụ huynh, trường này đặt ra quy định ngặt nghèo rằng: “SV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nếu có minh chứng của địa phương sẽ được miễn đi thực tập, tự tìm chỗ thực tập tại TP.HCM theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn nhưng điểm thực tập cao nhất chỉ được tính 60%”.
Trước phản ứng của SV, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng cho biết đã làm việc với Khoa Du lịch. Đến thời điểm này trường vẫn chưa công bố kết quả thực tập nên khoa sẽ vẫn đánh giá kết quả mà không phân biệt địa bàn SV thực tập theo đúng thang điểm 10. Thời gian tới, trường sẽ tổ chức các chuyến thực tập trên địa bàn TP.HCM hoặc tỉnh lân cận nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh khoản phí trả trực tiếp cho chuyến đi thực tập, Trường ĐH Tài chính – Marketing vẫn thu học phí học kỳ theo số lượng tín chỉ bình thường. Một cán bộ đào tạo của trường cho biết số tiền SV khóa 13 Khoa Du lịch phải đóng cho chuyến đi thực tập chỉ là chi phí trực tiếp chi trả cho chuyến đi gồm tiền ăn ở sinh hoạt. Còn với các môn thực tập, trường vẫn quy đổi ra số lượng tín chỉ cụ thể để thu học phí. “SV ra ngoài thực tập, trường không phải bố trí cơ sở vật chất phục vụ việc học nhưng số lượng giảng viên tham gia hướng dẫn tăng lên. Nếu môn lý thuyết lớp 50 SV chỉ cần trả thù lao cho một giảng viên thì giờ thực tập bố trí khoảng 5 SV/giảng viên hướng dẫn”, người này nói.
Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cũng tổ chức kiến tập, thực tập cho SV khóa 8 Khoa Du lịch với chuyến đi xuyên Việt từ ngày 18.6 – 20.7. Chi phí kiến tập mỗi SV phải đóng cho chuyến đi này lên tới trên 10,7 triệu đồng (ngành quản trị khách sạn) và trên 10,6 triệu đồng (ngành quản trị dịch vụ du lịch lữ hành và VN học). Những SV khóa khác muốn đi kiến tập phải đóng thêm 1 triệu đồng/người lệ phí tổ chức. Về việc này trường thông báo rõ: “Chuyến đi nằm trong chương trình thực tập và tốt nghiệp của ngành nên đề nghị SV thực hiện đúng theo nội dung thông báo nhằm đảm bảo kế hoạch đào tạo”.
Trong khi đó cũng đào tạo ngành này nhưng một số trường khác lại cho phép SV được lựa chọn nơi thực tập theo nguyện vọng riêng. Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông Trường ĐH Hoa Sen thông tin, SV một số ngành về du lịch và quản trị khách sạn – nhà hàng có quyền lựa chọn giữa việc thực tập ở TP.HCM hoặc đi tỉnh. Trong hầu hết các chuyến thực tập xa, nhà trường đều đứng ra làm việc với doanh nghiệp nhận SV thực tập để hỗ trợ chỗ ăn và ở. Khi đó, tham gia chuyến thực tập xa sinh viên chỉ chi trả tiền di chuyển. Dù thực tập ở đâu trường vẫn đánh giá kết quả chung.
Các trường cũng có cách tính học phí thực hành khác nhau. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM thu học phí môn thực hành và thực tập nghề nghiệp cao gấp 1,5 lần môn lý thuyết. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM không phân biệt học phí theo đơn giá tín chỉ lý thuyết hay thực hành mà quy định một mức thu chung. SV các ngành sư phạm được miễn học phí nên trường sử dụng nguồn chi ngân sách để trả luôn chi phí thực tập cho đơn vị hướng dẫn với khoảng trên 1 triệu đồng/SV (đợt thực tập cuối khóa) và trên 700.000 đồng/sinh viên (rèn luyện nghiệp vụ). Các ngành ngoài sư phạm trường sử dụng học phí SV đóng theo tín chỉ để chi trả chi phí thực tập.
Còn Trường ĐH Hoa Sen thì chỉ tính đơn giá học phí môn thực tập, thực địa tương đương 60 – 70% đơn giá tín chỉ môn học lý thuyết. Lý giải điều này, thạc sĩ Hoàng Đức Bình nói do môn thực tập trường không phải trả chi phí cơ sở vật chất vì SV đi thực tập bên ngoài. Trường chỉ thu phí để trả thù lao cho cán bộ hướng dẫn nên học phí thấp hơn môn học bình thường.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Tài Chính/Kế Toán/Kiểm Toán
Hành Chính/Thư Ký/Trợ Lý
Chăm Sóc Khách Hàng
Điện/Điện Tử/Điện Lạnh

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat