Thậm chí khi nhà có mặt tiền là hướng Tây nắng gắt, có thể đưa phòng tắm trên lầu ra phía trước nhằm tạo nên không gian đệm che chắn bớt nóng nực cho phòng bên trong cũng như hình thành mảng khối đặc – rỗng (âm – dương) cho mặt tiền nhà. Tất nhiên, cách đặt này cần lưu ý phòng vệ sinh không “đè” lên trục cửa ra vào chính, hay đi đường ống thoát nước xuống cạnh các chỗ ngồi trang trọng tại phòng khách.
Một số sách vở và truyền tụng dân gian có thêm những lời khuyên mang tính kiêng kỵ khi bố trí khu vệ sinh, có thể lý giải dưới góc độ khoa học và kiến trúc như sau:
Tránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp: Khi phòng vệ sinh nằm vào vị trí Hung thì dĩ nhiên không gian kề cận cũng nằm trong hệ thống liên quan như đường ống, hộp kỹ thuật, thông thoáng, lối đi… cho nên các phòng vệ sinh trên dưới thẳng hàng nhau thì hợp lý hơn. Nếu đưa bếp (Hỏa) vào khu có Thủy bên trên thì sẽ gặp Xung khắc Ngũ hành.
Vừa mở được cửa sổ thông thoáng, vừa dùng vách ngăn kính bên trong sẽ giúp giảm tụ ẩm trong phòng vệ sinh. |
Tránh mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà: điều này ngoài ý nghĩa về giữ gìn thẩm mỹ, che chắn tầm nhìn, còn liên quan đến trục dẫn truyền khí trong nội thất. Mở cửa trực xung đối môn như vậy rất dễ gây gió lùa, cần đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn che chắn nếu như không thể xoay chuyển cửa được.
Tranh ảnh có tác dụng thư giãn và tạo điểm nhấn cho không gian phòng vệ sinh vừa và nhỏ. |
Tránh đặt phòng vệ sinh ngay trung cung của nhà: vì phần trung tâm của mọi cuộc đất – ngôi nhà vốn thuộc Thổ (khắc Thủy), là nơi trang trọng và đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng và trang nghiêm nhất (nhà xưa luôn đặt bàn thờ tại Trung cung). Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung thì vừa làm hỏng Nội khí của nhà, vừa bất lợi cho khu vệ sinh vì rất khó thông thoáng, đồng thời khu vệ sinh cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác.
Theo Thanh Niên
Leave a Reply